Học sinh chính là viên gạch đầu tiên để xây nên trường học hạnh phúc và thầy cô là nền móng để trường học hạnh phúc được vững chắc, vẹn toàn. Vậy, vì sao thầy cô lại là yếu tố quan trọng để tạo nên trường học hạnh phúc? Thầy cô hạnh phúc được biểu hiện như thế nào? Cùng đọc bài viết để hiểu thêm nhé!
Trước tiên, trường học hạnh phúc là gì? Nói một cách đơn giản nhất, đó là nơi học sinh hạnh phúc, là chốn mang lại niềm vui cho các em, trao cho các em cơ hội được giáo dục, tự do bày tỏ suy nghĩ, bộc lộ cá tính và thể hiện kỹ năng, tài năng của mình. Tại ngôi trường hạnh phúc, học sinh được bảo vệ, an tâm trưởng thành, được tôn trọng và thấu hiểu mà không phải âu lo gồng mình vì áp lực điểm số.
Nhà giáo - nhà văn người Nga Ushinsky cũng đã từng nói: “Sự gương mẫu của người thầy giáo là tia sáng mặt trời thuận lợi nhất đối với sự phát triển tâm hồn non trẻ mà không có gì thay thế được.” Thật vậy, thầy cô không chỉ là người truyền đạt kiến thức, mà là tấm gương, là người cha, người mẹ thứ hai, là người hướng dẫn, cố vấn, là người bạn đồng hành cùng nhau học hỏi, khám phá với các em học sinh suốt quãng thời gian học tập và trưởng thành.
Vậy nên, khi mối quan hệ giữa học sinh - giáo viên đong đầy yêu thương và thấu hiểu, học sinh sẽ có động lực và tích cực tham gia các hoạt động học tập hơn, và thầy cô cũng tràn đầy năng lượng và nhiệt huyết, không ngừng học hỏi, cải thiện chất lượng giảng dạy.
Tóm lại, để học sinh hạnh phúc, giáo viên cũng phải hạnh phúc thì ngôi trường hạnh phúc mới vẹn toàn.
Tại ngôi trường hạnh phúc, thầy cô hạnh phúc luôn giữ ngọn lửa nhiệt huyết và cái tâm trong sáng của nhà giáo. Thầy cô luôn chủ động học hỏi, thực hành và cải thiện kỹ năng nhà giáo, biến thử thách thành cơ hội để chứng tỏ năng lực trong môi trường giáo dục hoà đồng, cởi mở.
Thầy cô hạnh phúc khi được lãnh đạo lắng nghe, ủng hộ trước những chia sẻ, góp ý đổi mới hay đề ra những kế hoạch hành động cần thiết trong sự nghiệp trồng người. Để thực hiện được điều này, thầy cô cần được đảm bảo mức thu nhập, không phải lo lắng về những cơm áo gạo tiền để chú tâm đóng góp cho giáo dục, lan tỏa giá trị nhân văn. Từ đó, không chỉ con trẻ có thể vô tư phát triển, mà phụ huynh cũng có thể yên tâm gửi gắm con em.
Hiểu rõ thầy cô là mảnh ghép không thể thiếu của bức tranh trường học hạnh phúc, Victoria Nam Sài Gòn đã thiết kế chương trình Happy Teacher xoay quanh 4 khía cạnh: sức khỏe thể chất, sức khỏe tinh thần và cảm xúc, sức khoẻ tâm hồn và kết nối gia đình - cộng đồng.
Quan tâm chăm sóc sức khỏe thể chất của thầy cô: Thời gian làm việc không quá 60h/tuần và 10h/ngày, chế độ ăn uống đảm bảo sức khỏe để làm việc, cơ sở vật chất đáp ứng nhu cầu của thầy cô với đầy đủ các thiết bị phòng bếp - lò vi sóng, tủ lạnh, bình nước nóng lạnh.
Quan tâm đến sức khỏe cảm xúc của thầy cô:
- Ban lãnh đạo nhà trường làm gương cho thầy cô trong vấn đề cư xử, giao tiếp, và chăm sóc chỉ số hạnh phúc của học sinh; quan tâm đến cảm xúc của thầy cô và thực hiện các khảo sát về cảm xúc để có các phương án hỗ trợ, điều chỉnh kịp thời.
- Tạo cho thầy cô cảm giác “an toàn” để yên tâm công tác.
- Đặt ra các thử thách vừa sức và nêu rõ kỳ vọng với thầy cô để tăng tính mới lạ.
- Công nhận thành tựu và sự tiến bộ của thầy cô dù là nhỏ nhất.
Quan tâm đến sự phát triển cá nhân của thầy cô:
- Cố vấn, hỗ trợ thầy cô xây dựng “Kế hoạch phát triển bản thân” hàng năm và review.
- Tổ chức đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng cho thầy cô.
- Tôn trọng và tạo điều kiện cho đời sống tâm linh của thầy cô.
- Tổ chức các hoạt động cộng đồng cho thầy cô.
Kết nối gia đình - cộng đồng
- Xem trọng, quan tâm đến thầy cô và gia đình.
- Tạo ra một môi trường học đường như một gia đình để xây dựng các mối quan hệ tích cực giữa thầy và trò qua hệ thống các nhà trong trường học.
- Tổ chức các hoạt động tạo để tăng tính gắn kết giữa thầ cô với nhà trường, với cộng đồng trường học