Trong thời đại hội nhập quốc tế, việc giành lại sự kết nối với bản sắc văn hóa truyền thống trở nên khó khăn hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, đây lại là nền tảng quan trọng giúp trẻ hiểu rõ bản thân và tự tin trong một thế giới đang thay đổi nhanh chóng.
Vậy, làm thế nào để dạy con gìn giữ văn hóa truyền thống trong môi trường toàn cầu? Bài viết này sẽ chia sẻ những bí kíp hữu ích cho bố mẹ.
Trẻ học hỏi tốt nhất qua trải nghiệm thực tế. Cha mẹ nên tạo điều kiện cho con tham gia các lễ hội truyền thống như Tết Nguyên Đán, Tết Trung Thu, hay các nghi lễ gia đình như giỗ tổ tiên. Hãy dạy con những phong tục đẹp như lì xì, chào hỏi người lớn, và trình bày mâm cơm truyền thống.
Học sinh Victoria School - Riverside khám phá không gian văn hóa xưa.
Tại Victoria School, nhà trường tổ chức nhiều hoạt động trải nghiệm phong phú giúp trẻ gắn kết với văn hóa dân tộc. Các sự kiện như "Trải nghiệm Tết Việt," "Dự án sân khấu hóa văn học," hay hoạt động thử mặc trang phục truyền thống của các vùng miền dành cho học sinh tại Victoria School - Mailand Hoàng Đồng đã tạo nên những ký ức đẹp trong lòng các em học sinh... Qua những hoạt động này, trẻ không chỉ hiểu rõ hơn về giá trị văn hóa của dân tộc, mà còn tự hào vì mình là một phần trong đó.
Công nghệ có thể trở thành cầu nối đồng hành, giúp trẻ tiếp cận văn hóa truyền thống một cách hấp dẫn. Hãy giới thiệu cho con những bộ phim tài liệu, video với nội dung truyền thuyết, lịch sử hoặc đọc các sách điện tử về truyền cổ tích.
Học sinh Victoria School - Nam Sài Gòn trải nghiệm không gian Tết Việt cùng nghệ nhân tò he
Ngoài ra, bố mẹ có thể khuyến khích trẻ tham gia các nhóm hoạt động trên mạng xã hội liên quan đến văn hóa. Chẳng hạn, một cuộc thi về đàn nhạc dân tộc trên YouTube có thể khiến trẻ hứng thú và muốn tìm hiểu sâu hơn về âm nhạc truyền thống.
Tại Victoria School, công nghệ hiện đại được sử dụng để hỗ trợ các bài học về văn hóa dân tộc. Các dự án như trình diễn văn học qua video, khám phá lịch sử qua các ứng dụng tương tác, thiết kế poster tác phẩm văn học trên nền tảng số,... đã giúp học sinh vừa học hỏi vừa sáng tạo. Điều này không chỉ làm tăng sự thú vị mà còn khơi gợi niềm đam mê văn hóa trong mỗi em.
Một trong những cách hiệu quả nhất để giữ gìn văn hóa là xây dựng lòng tự hào dân tộc trong trẻ. Hãy kể cho con nghe về những câu chuyện thành công của người Việt Nam trên trường quốc tế, hoặc dẫn con đến thăm các di tích lịch sử để trẻ hiểu được giá trị của nguồn cội.
Học sinh Victoria PreSchool - Mailand Hoàng Đồng trong các bộ trang phục truyền thống.
Victoria School luôn chú trọng lồng ghép bài học về lòng tự hào dân tộc vào các môn học hàng ngày. Từ việc tái hiện các tác phẩm văn học qua dự án sân khấu hóa, cho đến việc tổ chức các hoạt động ngoại khóa như tham quan bảo tàng, học sinh được khám phá những giá trị văn hóa, lịch sử một cách sâu sắc và ý nghĩa. Qua đó, các em không chỉ học mà còn cảm nhận được sức mạnh của truyền thống và tinh thần dân tộc.
Học sinh Victoria School - Nam Sài Gòn tái hiện tác phẩm văn học “Chiếc lược ngà”
qua dự án “Sân khấu hóa văn học.
Gìn giữ văn hóa truyền thống trong môi trường toàn cầu là một hành trình cần sự đồng hành của cả gia đình và nhà trường. Cha mẹ có thể bắt đầu từ những việc nhỏ nhưng ý nghĩa, kết hợp cùng sự hỗ trợ từ các môi trường giáo dục như Victoria School, nơi luôn coi trọng việc phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Hãy cùng nhau nuôi dưỡng thế hệ trẻ, những người vừa tự hào về nguồn cội, vừa sẵn sàng hội nhập và tỏa sáng trên thế giới.
Nhung Nguyễn